Bài cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bên cạnh việc lựa chọn mâm cỗ thích hợp, nhiều người cũng băn khoăn không biết sử dụng bài cúng Tết Đoan Ngọ nào thì tốt. Hãy tham khảo ngay bài viết sau để chọn ra văn khấn Tết Đoan Ngọ phù hợp, tốt nhất giúp gia đình thuận lợi gửi gắm những tâm tư nguyện vọng tới các bậc bề trên. 

1. Có bao nhiêu bài cúng mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ theo phong tục Việt Nam còn gọi là Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Vào thời điểm này, ngoài quây quần bên nhau cùng ăn cơm rượu nếp, bánh tro, vải mận để tiêu diệt ký sinh trùng có hại, người dân còn tất bật chuẩn bị một mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên, Thần Phật nhằm cầu mong một mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi, may mắn.

Mà gia đình nào cũng muốn thắp hương suôn sẻ cho nên không quá lạ khi nhiều người rất chú trọng và tỉ mỉ trong khâu sửa soạn mâm cỗ cúng và chọn bài cúng Tết Đoan Ngọ thích hợp. Dựa theo nghiên cứu của các học giả, vì văn hóa tín ngưỡng thờ cúng ở mỗi vùng miền là khác nhau, có điểm chung nhưng cũng mang nét riêng nên xuất hiện nhiều bài cúng mùng 5 tháng năm khác nhau, khó thống kê được.

Song các chuyên gia cũng cho biết thêm, tính đến hiện tại số đông người dân vẫn chọn bài cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 theo văn khấn cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh đó, vì xã hội phát triển hơn nên một số gia đình cũng có điều kiện chuẩn bị cúng Tết giết sâu bọ tươm tất, cầu kỳ hơn. Đó là cúng cả trong lẫn ngoài nhà. Do vậy, bài cúng mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ cũng chia thành trong nhà và ngoài sân.

bài cúng tết đoan ngọ

2. Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

2.1. Bài cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà

Dưới đây là bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo khi muốn dâng hương lên Thần Phật, ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, người khấn cần phải thành tâm, thái độ nghiêm túc, tác phong nhẹ nhàng, khi đọc cần chú ý ngắt nghỉ, nhịp điệu đều đặn, rõ ràng thì mới thể hiện sự thành kính đối với bậc bề trên.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

2.2. Bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân

Dưới đây là bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân mà các gia đình có thể tham khảo khi muốn dâng hương ngoài trời:

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:… Tuổi:.. Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

>> Xem thêm: Mâm cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà và ngoài sân như thế nào?

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người lựa ra bài cúng Tết Đoan Ngọ thích hợp cho gia đình mình. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về phong tục truyền thống Việt Nam, bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài cung cấp tin tức còn hỗ trợ tra cứu miễn phí thông qua các công cụ (xem ngày giờ tốt xấu, xem phong thủy nhà cửa, xem tuổi, Bát tự hay Tử vì,…). Đồng thời, mỗi ngày người dùng ứng dụng sẽ được nhận bản tin phong thủy chia sẻ về công việc, sức khỏe, tình duyên, tài lộc và đưa ra gợi ý những việc nên hoặc không nên làm nhằm giúp cuộc sống thuận lợi may mắn. 

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây:  

Đánh giá post
Huỳnh An
Bài viết khác

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp – Ý nghĩa và cách trang trí mâm ngũ quả 3 miền

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục cổ truyền không thể thiếu của người Việt Nam....

Tết Dương Lịch 2024 và Tết Nguyên Đán 2024 nghỉ mấy ngày? Vào những ngày nào?

Tết 2024 vào những ngày nào? Tết Dương Lịch 2024 vào thứ mấy? Tết Nguyên Đán được nghỉ bao nhiêu ngày?...

Một địa điểm du lịch TÂM LINH tại Lâm Đồng cho lễ tết 2024 bạn nên đi

Làng chùa Đại Ninh ở thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, đang thu hút nhiều du khách...

Năm 2024, 22 điều tuyệt đối không được làm ở nơi thờ cúng, nêu không sẽ gặp vận xui

Nhiều người có thói quen thờ cúng, nhưng ít ai biết về những điều cần tránh khi tạo không gian thờ cúng...

Mồng 1 đi CHÙA nào ở Hà Nội? Lộc đầy cả tháng, về có người yêu

Truyền thống đi chùa mồng 1 đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Dù...

Ăn mực mùng 1 có đen không? Cách hóa giải khi lỡ ăn mực mùng 1?

Ăn mực mùng 1 có đen không? Làm sao để giải đen khi lỡ ăn mực ngày mùng 1 đầu tháng? Bài viết dưới...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88