Cúng giao thừa trên sân thượng có được không?

Cúng giao thừa trên sân thượng có được không, văn khấn cúng như thế nào và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên, giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

1. Cúng giao thừa trên sân thượng có được không? Mâm lễ cúng giao thừa trên sân thượng?

Vào đêm giao thừa, ngoài cúng giao thừa trong nhà thì nhiều gia đình sẽ cúng ở ngoài trời. Nếu gia đình nào không có sân vườn hoặc nhà ở chung cư thì có thể cúng giao thừa trên sân thượng.

Do cúng giao thừa trên sân thượng cũng là nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời. Do đó, mâm cỗ cúng giao thừa trên sân thượng cũng giống như mâm cúng giao thừa ngoài trời.

Tham khảo mâm cúng giao thừa ngoài trời để biết lễ cúng giao thừa trên sân thượng gồm những gì.

Cúng giao thừa trên sân thượng

3. Văn khấn cúng giao thừa trên sân thượng

Cúng giao thừa trên sân thượng là cúng thần linh. Dưới đây là văn khấn cúng giao thừa trên sân thượng chính xác nhất.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

– Ngài Cựu niên Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

– Ngài Đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Ngài bản cảnh xứ Thần Linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân.

– Các ngài địa chúa long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Nay là giờ phút giao thừa năm Tân Sửu

Chúng con là:………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, Tam Dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế chí đức Tôn Thần trên vâng mệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh ban tài tiếp lộc. Nhân buổi Tân Xuân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án. Cúng dâng Phật thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

– Chúng con kính mời: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

– Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương. Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa. Ngài định phúc Táo Quân. Ngài Phúc Đức Chính Thần. Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long mạch Tài Thần. Ngài bản gia Táo Quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù- Dương trợ, sở nguyện như ý, sở cầu lòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

4. Thời gian cúng giao thừa trên sân thượng

Theo các chuyên gia phong thủy, cúng giao thừa trên sân thượng được thực hiện từ 11h đêm đến 1h sáng. Đây là khung giờ đẹp, giúp các vị thần linh dễ nhận được lễ vật và sẽ chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Tuy nhiên, nếu gia đình nào không thể cúng vào thời gian trên thì có thể cúng sớm hơn.

Xem thêm: Ngày giờ tốt, xấu để chọn ngày, giờ đẹp và ý nghĩa của các giờ đó.

cung-giao-thua-tren-san-thương

5. Lưu ý khi cúng giao thừa trên sân thượng

Khi chuẩn bị đồ cúng và khi cúng giao thừa trên sân thượng, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Trước khi cúng, cần tắm gội sạch sẽ và tránh ăn những món như thịt chó, thịt mèo.
  • Không nên cúng các món như thịt trâu, thịt chó, thịt mèo, ngan, vịt, ngỗng bởi theo quan niệm dân gian, đây là những món khiến gia đình bạn gặp xui xẻo trong năm mới.
  • Nên đặt mâm lễ cúng giao thừa trên bàn, không nên đặt xuống đất.
  • Do trên sân thượng có nhiều gió, bạn nên dùng nến cốc dài, không nên dùng đèn dầu để tránh lửa bị tắt.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin chi tiết về việc cúng giao thừa trên sân thượng. Nếu còn băn khoăn, bạn hãy để lại bình luận ở dưới bài viết để Thăng long Đạo quán giải đáp sớm nhất.

Để cập nhật nhanh chóng các thông tin về lễ cúng giao thừa, các phong tục khác, phong thủy Việt Nam thì hãy tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại di động. Ứng dụng còn giúp gia chủ xem luận giải lá số Bát tự, Tử vi, xem bát trạch, tuổi vợ chồng… Ngoài ra, mỗi ngày, gia chủ sẽ nhận được bản tin phong thủy, gồm những chú ý về sức khỏe, tài lộc, công việc, tình duyên, gia đạo, những việc nên – không nên làm. Bạn hãy tải ngay ứng dụng Thăng long Đạo quán tại đây:

5/5 - (1 bình chọn)
Huỳnh An
Bài viết khác

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp – Ý nghĩa và cách trang trí mâm ngũ quả 3 miền

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục cổ truyền không thể thiếu của người Việt Nam....

Tết Dương Lịch 2024 và Tết Nguyên Đán 2024 nghỉ mấy ngày? Vào những ngày nào?

Tết 2024 vào những ngày nào? Tết Dương Lịch 2024 vào thứ mấy? Tết Nguyên Đán được nghỉ bao nhiêu ngày?...

Một địa điểm du lịch TÂM LINH tại Lâm Đồng cho lễ tết 2024 bạn nên đi

Làng chùa Đại Ninh ở thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, đang thu hút nhiều du khách...

Năm 2024, 22 điều tuyệt đối không được làm ở nơi thờ cúng, nêu không sẽ gặp vận xui

Nhiều người có thói quen thờ cúng, nhưng ít ai biết về những điều cần tránh khi tạo không gian thờ cúng...

Mồng 1 đi CHÙA nào ở Hà Nội? Lộc đầy cả tháng, về có người yêu

Truyền thống đi chùa mồng 1 đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Dù...

Ăn mực mùng 1 có đen không? Cách hóa giải khi lỡ ăn mực mùng 1?

Ăn mực mùng 1 có đen không? Làm sao để giải đen khi lỡ ăn mực ngày mùng 1 đầu tháng? Bài viết dưới...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88