Cúng giao thừa trong nhà cần những gì? Văn khấn cúng giao thừa

Cúng giao thừa trong nhà là nghi lễ rất quan trọng. Vậy cúng giao thừa trong nhà vào giờ nào, cần những gì, văn khấn cúng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

1. Cúng giao thừa trong nhà lúc mấy giờ?

Cúng giao thừa trong nhà mang ý nghĩa cảm tạ tổ tiên trong năm đã phù hộ cho gia đình. Bên cạnh đó còn trừ hết những điều không may, đón những điều may mắn trong năm sắp tới.

Theo các chuyên gia phong thủy, cúng giao thừa trong nhà vào khoảng từ 11h đêm giao thừa – 1h sáng. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất (1 giờ của năm cũ và 1 giờ của năm mới).

cúng giao thừa trong nhà
Thời gian cúng tất niên năm Canh Tý không bắt buộc , tuy nhiên nếu có điều kiện gia chủ cũng nên tham khảo kỹ các khung giờ trước khi tiến hành.

2. Cúng giao thừa trong nhà cần những gì?

2.1. Lễ vật cúng giao thừa trong nhà

Nhìn chung, lễ vật cúng giao thừa trong nhà của các vùng miền ở Việt Nam đều giống nhau, bao gồm:

  • 1 đĩa trầu cau.
  • 1 cây nến.
  • Đĩa ngũ quả.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 3 ly trà.
  • Bánh mứt.
  • 1 lọ hoa cúc.
  • Vàng mã.

2.2. Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà

Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà ở 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là mâm cơm cúng giao thừa trong nhà của 3 miền.

2.2.1. Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà miền Bắc

Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà ở miền Bắc sẽ có những món truyền thống như:

  • 1 bát móng giò hầm măng.
  • 1 bát canh thập cẩm.
  • 1 bát mọc.
  • 1 bát miến xào lòng gà.
  • 1 đĩa thịt luộc thái miếng.
  • 1 đĩa giò lụa.
  • 1 đĩa nem.
  • 1 đĩa nộm.
  • 1 đĩa dưa hành.
  • 1 đĩa bánh chưng.

2.2.2. Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà miền Trung

Trong mâm cúng giao thừa trong nhà ở miền Trung sẽ có bánh chưng và bánh tét. Ngoài món ăn chính này thì còn có các món khác như:

  • 1 đĩa dưa món.
  • 1 bát miến.
  • 1 đĩa cá chiên.
  • 1 đĩa chả Huế.
  • 1 đĩa thịt đông.
  • 1 bát canh măng khô ninh xương.
  • 1 đĩa thịt lợn luộc thái miếng.
  • 1 đĩa nộm gà rau răm.
  • 1 đĩa ram.

2.2.3. Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà miền Nam

Ở miền Nam do thời tiết nắng nóng hơn nên thường cúng các món nguội. Trong mâm cơm cúng giao thừa trong nhà của người miền Nam bao gồm:

  • Canh măng móng giò.
  • Canh khổ qua nhồi thịt.
  • Thịt kho trứng.
  • Gỏi tôm thịt.
  • Củ kiệu.
  • Dưa giá.
  • Bánh tét kèm củ ngải ngâm nước mắm.

Xem thêm: Mâm lễ giao thừa chung cư.

Mâm cúng giao thừa trong nhà

3. Bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Nam mô A di đà Phật (3 lần).

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Nam mô Đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh.

Nay phút giao thừa năm cũ… với năm mới…

Chúng con là:…….. sinh năm:…, hành canh:… tuổi, ngụ tại số nhà…, ấp/khu phố…, xã/phường…, quận/huyện/thành phố… tỉnh/thành phố…

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật – Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

cúng giao thừa trong nhà
Có rất nhiều loại văn khấn lễ ông Táo

4. Những lưu ý khi cúng giao thừa trong nhà

Khi cúng giao thừa trong nhà, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Lễ cúng giao thừa trong nhà được thực hiện sau khi cúng giao thừa ngoài trời.
  • Không nên cúng giao thừa trong nhà sau 1h sáng.
  • Mâm cúng giao thừa trong nhà cần chuẩn bị chỉn chu, tuy nhiên cũng tùy điều kiện kinh tế của gia đình, phong tục vùng miền, quan trọng là ở lòng thành của gia chủ.
  • Khi cúng giao thừa trong nhà nên tránh cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình.

Với những thông tin về cúng giao thừa trong nhà, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để cúng giao thừa một cách tốt nhất. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận cho Thăng long Đạo quán ở dưới bài viết để chúng tôi giải đáp.

Ngoài ra, để cập nhật thêm các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ nên tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại di động. Ứng dụng này sẽ giúp quý vị cập nhật các kiến thức trên nhanh hơn, sử dụng miễn phí các công cụ tra cứu như xem – luận giải lá số Bát tự, Tử vi, xem ngày, xem tuổi, xem bát trạch. Bên cạnh đó, hàng ngày gia chủ sẽ nhận được bản tin phong thủy về những việc nên làm, không nên làm, những chú ý về tình duyên, gia đạo, tài lộc, sức khỏe…

Hãy tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán tại đây:

Đánh giá post
Huỳnh An
Bài viết khác

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp – Ý nghĩa và cách trang trí mâm ngũ quả 3 miền

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục cổ truyền không thể thiếu của người Việt Nam....

Tết Dương Lịch 2024 và Tết Nguyên Đán 2024 nghỉ mấy ngày? Vào những ngày nào?

Tết 2024 vào những ngày nào? Tết Dương Lịch 2024 vào thứ mấy? Tết Nguyên Đán được nghỉ bao nhiêu ngày?...

Một địa điểm du lịch TÂM LINH tại Lâm Đồng cho lễ tết 2024 bạn nên đi

Làng chùa Đại Ninh ở thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, đang thu hút nhiều du khách...

Năm 2024, 22 điều tuyệt đối không được làm ở nơi thờ cúng, nêu không sẽ gặp vận xui

Nhiều người có thói quen thờ cúng, nhưng ít ai biết về những điều cần tránh khi tạo không gian thờ cúng...

Mồng 1 đi CHÙA nào ở Hà Nội? Lộc đầy cả tháng, về có người yêu

Truyền thống đi chùa mồng 1 đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Dù...

Ăn mực mùng 1 có đen không? Cách hóa giải khi lỡ ăn mực mùng 1?

Ăn mực mùng 1 có đen không? Làm sao để giải đen khi lỡ ăn mực ngày mùng 1 đầu tháng? Bài viết dưới...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88