Cúng tất niên bao nhiêu chén chè? Ý nghĩa con số chén chè cúng

Để cầu mong một năm mới hạnh phúc, may mắn và có nhiều “quả ngọt”, không ít gia đình khi chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên thường tránh những món đắng, cay, chua, mặn, chát. Thay vào đó, họ dâng cúng chè hoặc xôi chè. Vậy cúng tất niên bao nhiêu chén chè? Thăng Long đạo quán sẽ bật mí cho quý vị trong bài viết sau. 

1. Xu hướng cúng tất niên bằng món chè

Đối với mỗi người dân Việt, phong tục cúng tất niên đã không còn quá xa lạ, thậm chí đây là nghi lễ nhà nhà háo hức, chờ mong. Bởi đây không chỉ là dịp bày tỏ sự tưởng nhớ, lòng biết ơn với ông bà tổ tiên và thần linh mà còn là dịp các thành viên trong gia đình sum vầy sau một năm vất vả, xa cách. Theo đó, mâm cơm cúng tất niên sẽ tươm tất chu đáo hơn ngày thường và mỗi món ăn lại mang ý nghĩa riêng.

Theo tập tục cúng tất niên cổ truyền trước đây, mỗi nhà sẽ chuẩn bị đủ 6 bát (măng, xương lợn, bóng, miến, mọc, nấm thả) và 8 đĩa (thịt gà luộc, chả quế, giò lụa, bánh chưng, dưa hành, trứng muối, lòng gà xào, cá kho). Tuy nhiên, theo sự phát triển của thời đại, mâm cơm cúng tất niên cũng dần thay đổi. Mỗi gia đình hiện nay thường kết hợp các món truyền thống với món đặc sản hiện đại. Theo đó, rất nhiều người lựa chọn cúng tất niên bằng món chè (xôi chè, chè trôi nước, chè kho, chè kê,…) với ngụ ý ước cầu cuộc sống suôn sẻ, nhiều may mắn, ngọt lành.

Dưới đây là một số món chè đặc trưng 3 miền thường dùng để dâng cúng tổ tiên, thần linh trong ngày tất niên:

  • Miền Bắc: thường dùng xôi chè hoặc chè kho hay chè bà cốt
  • Miền Trung: chè kê là món ngọt đặc trưng được dùng trong mâm cỗ cúng tất niên
  • Miền Nam: không thể thiếu món chè trôi nước
Một số loại chè đặc trưng dùng để cúng tất niên

>>> Xem thêm: Cúng tất niên bao nhiêu chén cơm

2. Cúng tất niên bao nhiêu chén chè?

Để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên và thần linh tứ phương trời nên các gia đình rất chú trọng khâu chuẩn bị đồ cúng tất niên. Cũng vì vậy, ngoài chất lượng món ăn thì số lượng chén đĩa như thế nào cũng được nhiều người quan tâm. Vậy cúng tất niên bao nhiêu chén chè?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, gia chủ có thể dâng cúng số lượng chén chè tùy tâm. Bởi điều quan trọng trong văn hóa thờ phụng của người Việt vẫn là sự chân thành, lòng thành kính của chính người hành lễ.

Ngoài ra, bách gia có thể tham khảo một số quan niệm dân gian về số lượng chén chè cúng tất niên như sau:

  • 1 chén: tượng trưng Thiên Địa, âm dương hòa hợp
  • 3 chén: tượng trưng cho “2 ông 1 bà”, dùng rước ông Công ông Táo về trần gian trong đêm tất niên
  • 4 chén: tượng trưng cho người đã khuất ở tứ phương (Đông – Tây – Nam – Bắc)
  • 5 chén: mang ý nghĩa ban ngũ phúc sinh khí, dùng trong thờ thần Đất đai (vị thần xoay chuyển ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ)
  • 6 chén: mang ý nghĩa lục hòa (Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, kiến hòa, lợi hòa, giới hòa).
cúng tất niên bao nhiêu chén chè
Số lượng chén chè cúng tất niên sẽ phụ thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình

>>> Xem thêm: Cúng tất niên giờ nào tốt để rước lộc 2024

Hy vọng với những kiến thức do Thăng Long đạo quán chia sẻ ở trên sẽ giúp bách gia giải mã được vấn đề “Cúng tất niên bao nhiêu chén chè?”. Nhưng nếu quý vị còn tò mò hay thắc mắc vấn đề nào đó thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Các bài viết khác liên quan:

Đánh giá post
Huỳnh An
Bài viết khác

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp – Ý nghĩa và cách trang trí mâm ngũ quả 3 miền

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục cổ truyền không thể thiếu của người Việt Nam....

Tết Dương Lịch 2024 và Tết Nguyên Đán 2024 nghỉ mấy ngày? Vào những ngày nào?

Tết 2024 vào những ngày nào? Tết Dương Lịch 2024 vào thứ mấy? Tết Nguyên Đán được nghỉ bao nhiêu ngày?...

Một địa điểm du lịch TÂM LINH tại Lâm Đồng cho lễ tết 2024 bạn nên đi

Làng chùa Đại Ninh ở thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, đang thu hút nhiều du khách...

Năm 2024, 22 điều tuyệt đối không được làm ở nơi thờ cúng, nêu không sẽ gặp vận xui

Nhiều người có thói quen thờ cúng, nhưng ít ai biết về những điều cần tránh khi tạo không gian thờ cúng...

Mồng 1 đi CHÙA nào ở Hà Nội? Lộc đầy cả tháng, về có người yêu

Truyền thống đi chùa mồng 1 đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Dù...

Ăn mực mùng 1 có đen không? Cách hóa giải khi lỡ ăn mực mùng 1?

Ăn mực mùng 1 có đen không? Làm sao để giải đen khi lỡ ăn mực ngày mùng 1 đầu tháng? Bài viết dưới...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88