Hoàng liên chân gà – Dược liệu quý với nhiều tác dụng

Hoàng liên chân gà từ lâu đã được Đông y sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Hoàng liên hay còn gọi là chi liên, tuổi thọ cây kéo dài, được trồng chủ yếu ở các vùng núi cao. Ở nước ta, có thể thu hoạch hoàng liên ở các vùng đất hoang trên các dãy núi. Trong Đông y, vị thuốc này được sử dụng để điều chế các bài thuốc trị bệnh về đường ruột, kháng khuẩn, điều trị rối loạn hành kinh ở phụ nữ.

Đặc điểm mô tả

Vị thuốc Hoàng liên thuộc giống cây thảo, phát triển trong vòng từ 2 – 3 năm có thể thu hoạch. Cây có chiều cao khoảng 30cm, mọc sát mặt đất. Để nhận biết hoàng liên ta sẽ nhìn vào phần lá cây. Lá có cuống dài từ 8 – 20cm, mọc trực tiếp từ phần thân rễ trở lên. Một phiến lá có tới 3 – 5 chét, chia thành nhiều thuỳ, mép lá có răng cưa to.

Thời gian tháng 2 – 4 cây sẽ ra hoa, cụm hoa nhỏ, có màu vàng lục. Hoa của hoàng liên có 5 cánh nhỏ hơn lá dài, nhị nhiều khoảng từ 20 nhánh. Vào khoảng tháng 3 – 6 cây sẽ phát triển quả.

Phân bố

Vị thuốc nam này có thân rễ hình trụ, có màu nâu nhạt hình chân gà nên còn có tên khác là “hoàng liên chân gà”. Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi cho biết, hoàng liên thường mọc chủ yếu ở các vùng núi cao ở miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Sapa… Vào mùa đông người ta sẽ thu hoạch rễ cây để làm dược liệu trong Đông y. Bộ phận thường được sử dụng trong Đông y dược liệu là Thân rễ (Rhizoma Coptidis). Rễ mập, ít râu, chắc và không vụ thường là sản phẩm được thu hoạch nhiều nhất.

Tính vị, công năng

Theo Đông y, hoàng liên chân gà có vị đắng, tính hàn dùng để thanh nhiệt giải độc, thấp táo.

Công dụng

Người ta sử dụng phần rễ cây trị các bệnh sau đây:

  • Bệnh do virus, vi khuẩn gây nên: Miệng lở loét, đau mắt đỏ, lẹo mắt, viêm da dị ứng, mụn nhọt, viêm họng…
  • Các chứng bệnh về tinh thần như phiền não, stress, giúp người bệnh an thần.
  • Làm giảm các biến chứng do tiểu đường và bệnh huyết áp…
  • Ngoài ra, cây thuốc này còn có tác dụng giải độc, tiêu khát, hoa mắt, đau bụng…

Chú ý: Những đối tượng không nên sử dụng loại thảo mộc này bao gồm:

  • Người bị bệnh thiếu máu.
  • Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ, âm hư khi sử dụng hoàng liên tạo ra tính hàn, ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
  • Không sử dụng hoàng liên cho trẻ em bị thuỷ đậu, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các bài thuốc này.

Sử dụng các vị thuốc nam vừa đạt hiệu quả lại không để lại nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên người dùng cần lưu ý lựa chọn các nguồn cung cấp thuốc uy tín, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể khi sử dụng.

Trên đây là các thông tin về hoàng liên, những công dụng của loại thảo mộc này đối với y dược. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho độc giả kiến thức hữu ích để điều trị một số bệnh đơn giản tại nhà, đảm bảo an toàn. Đừng quên theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin y học hữu ích nữa nhé!

Đánh giá post
Huỳnh An
Tag:
Bài viết khác

Cây bình vôi – vị thuốc nam quý quen thuộc

Trong y học cổ truyền, nhắc đến công dụng trị mất ngủ, chắc hẳn ai cũng biết đến cây bình vôi. Bên...

Cây ráy gai – cây thuốc nam chữa bệnh 

Ráy Gai hay còn gọi là chóc gai, tên khoa học là Lasia Spinosa Thwaiters, thuộc họ Ráy (Araceae). Là cây thảo có...

Mật gấu – Cây thuốc nam quý chữa nhiều bệnh

Mật gấu là loại dược liệu dùng trong các bài thuốc chữa xương khớp, đái tháo đường, đau bụng và...

Bật mí những tác dụng bất ngờ của hà thủ ô trong Y học

Từ xa xưa, đông y đã dùng hà thủ ô để chữa các bệnh như thiếu máu, tóc bạc sớm, rụng tóc… Khi y...

Tam thất – cây thuốc quý quen thuộc trong Đông Y

Tam thất từ lâu đã được biết đến là thảo dược quý, mang đến tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên đặc...

Ba Kích – vị thuốc nam quý trị nhiều bệnh

Ba kích được biết đến là loại thuốc quý hỗ trợ điều trị các bệnh suy thận, yếu sinh lý, liệt...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88