Cúng giao thừa có muối gạo không? Cúng xong thì rắc hay giữ lại?

Trong “1000 câu hỏi vì sao” về lễ Trừ tịch, thắc mắc cúng giao thừa có muối gạo không đã gây ra không ít tranh cãi trái chiều. Vậy đâu là câu trả lời đúng? Nếu có, gạo muối cúng giao thừa xong thì làm gì? Bài viết sau sẽ giải đáp giúp quý vị.  

1. Cúng giao thừa có muối gạo không?

Lễ cúng giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ tịch) là một nghi thức quan trọng của mỗi gia đình Việt trong khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Theo đúng truyền thống, gia chủ sẽ làm 2 mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Ngoài xôi, gà, hương, hoa, mâm ngũ quả,… thì muối và gạo là 2 vật phẩm tế lễ mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng không thể thiếu trong lễ cúng giao thừa ngoài trời.

  • Muối gạo là nguồn sống con người

Đối với mỗi người Việt, gạo muối không phải thực phẩm xa lạ. Nếu gạo là thực phẩm chính được con người sử dụng hằng ngày thì muối lại là một gia vị cơ bản giúp cân bằng, điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể.

Ngoài ra, dân gian còn tin rằng muối có thể xua đuổi tà ma, quỷ quái xấu xa và đem lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho gia đình trong năm mới. Vì vậy, muối và gạo thường được làm vật tế lễ trong các dịp giỗ, Tết. Nên khi được hỏi cúng giao thừa có muối gạo không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ.

  • Muối gạo để bày tỏ lòng biết ơn, kính mến

Cúng gạo muối trong lễ Trừ tịch không chỉ để cầu may mà còn là cách để gia chủ thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước. Đồng thời là để bày tỏ sự kính mến đến người đã khuất, mong vong linh được no đủ, không vướng bận lưu luyến chuyện trần gian.

>> Xem thêm: Cúng giao thừa mấy ly nước?

gạo muối cúng giao thừa xong thì làm gì
Gạo và muối là vật tế không thể thiếu trong lễ cúng giao thừa ngoài trời

2. Gạo muối cúng giao thừa xong thì làm gì?

Tuy tập tục lễ Trừ tịch diễn ra đêm 30 Tết hằng năm nhưng không ít người vẫn chưa rõ gạo muối cúng giao thừa xong thì làm gì? Hay cúng giao thừa xong có rắc gạo muối không? Theo nghiên cứu, các chuyến gia phong thủy cho rằng cúng giao thừa xong nên rải gạo muối. Việc làm này mang 2 ý nghĩa. Thứ nhất, rải muối gạo xung quanh nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma, các vong linh sau khi hưởng đồ cúng no đủ thì sẽ không quấy phá người sống. Thứ hai, rải muối gạo là còn thể hiện sự gìn giữ truyền thống bởi lẽ đây là động tác gieo mùa của nền văn minh lúa nước.

Ngoài ra, một số vùng miền khác sau khi cúng giao thừa xong thường giữ lại gạo để cầu may và rải muối ra xung quanh nhà để trừ tà. Hay một quan niệm văn hóa khác thì lại lưu trữ gạo muối đã cúng giao thừa cho đến khi bị mốc hỏng.

Tính tới nay, rất ít tài liệu ghi chép về việc gạo muối cúng giao thừa xong thì làm gì hay cúng giao thừa có rải gạo không. Cho nên không thể khẳng định quan niệm tập tục nào là chính xác. Nhưng dù ở hình thức nào thì mỗi người chỉ cần thành tâm thì dù rắc muối gạo hay giữ lại đều tốt đẹp.

cúng giao thừa có rải gạo muối không
Nhìn chung cúng giao thừa xong rắc gạo muối sẽ xua đuổi tà ma, đem lại may mắn.

>>> Xem thêm: Cúng giao thừa mấy chén rượu?

Hy vọng sau bài viết về cúng giao thừa có muối gạo không, quý vị sẽ hoàn thiện hơn cẩm nang Phong thủy Việt của mình. Từ đó, có thể áp dụng nó vào cuộc sống, giúp ngôi nhà đón tài lộc, nhiều may mắn. Nếu quý vị còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với Thăng Long Đạo Quán bằng cách để lại bình luận bên dưới. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

4/5 - (9 bình chọn)
Huỳnh An
Bài viết khác

Mâm ngũ quả ngày Tết đẹp – Ý nghĩa và cách trang trí mâm ngũ quả 3 miền

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục cổ truyền không thể thiếu của người Việt Nam....

Tết Dương Lịch 2024 và Tết Nguyên Đán 2024 nghỉ mấy ngày? Vào những ngày nào?

Tết 2024 vào những ngày nào? Tết Dương Lịch 2024 vào thứ mấy? Tết Nguyên Đán được nghỉ bao nhiêu ngày?...

Một địa điểm du lịch TÂM LINH tại Lâm Đồng cho lễ tết 2024 bạn nên đi

Làng chùa Đại Ninh ở thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, đang thu hút nhiều du khách...

Năm 2024, 22 điều tuyệt đối không được làm ở nơi thờ cúng, nêu không sẽ gặp vận xui

Nhiều người có thói quen thờ cúng, nhưng ít ai biết về những điều cần tránh khi tạo không gian thờ cúng...

Mồng 1 đi CHÙA nào ở Hà Nội? Lộc đầy cả tháng, về có người yêu

Truyền thống đi chùa mồng 1 đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Dù...

Ăn mực mùng 1 có đen không? Cách hóa giải khi lỡ ăn mực mùng 1?

Ăn mực mùng 1 có đen không? Làm sao để giải đen khi lỡ ăn mực ngày mùng 1 đầu tháng? Bài viết dưới...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88