Cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối? Cúng xong giữ lại hay rắc?

Cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối không? Là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là với những bạn trẻ mới tiến hành tổ chức lễ cúng này. Vậy có cần muối gạo khi cúng không? Nó có ý nghĩa gì? Và cúng xong muối gạo ấy làm gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của muối gạo trong mâm cúng

Trong mâm lễ cúng của người Việt thường hay có thêm một đĩa gạo, đĩa muối. Theo quan niệm xưa thì gạo muối có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

  • Gạo, muối là 2 thực phẩm vô cùng quan trọng với con người. Gạo dùng để làm thực phẩm nuôi sống con người, còn muối là loại gia vị không thể thiếu khi chế biến các món ăn. Vì vậy nên khi cúng con người mong muốn năm mới sẽ nhận được nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe dồi dào.
  • Trong phong thủy người ta còn quan niệm rằng khi cúng muối vào ngày Rằm đầu năm sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều không may mắn để đón 1 năm mới với nhiều thuận lợi, bình an hơn.
  • Ngoài 2 ý nghĩa trên thì cúng gạo muối còn thể hiện lòng biết ơn đến các vị tổ tiên đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước và nuôi dưỡng con cháu đến tận ngày hôm nay.

Vậy lễ cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối không? Hãy cùng tìm hiểu qua những nội dung tiếp theo đây.

Gạo muối cúng Rằm tháng Giêng xong làm gì?

2. Cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối?

Cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối? Theo các chuyên gia phong thủy thì ngày Rằm tháng Giêng có thực hiện cúng gạo muối. Bởi theo quan niệm xưa cúng gạo muối ngày này sẽ giúp bạn năm mới được no đủ, sung túc, không bị đói kém, thiếu thốn. Đồng thời muối sẽ giúp gia đình xua đuổi tà khí, những điều không may mắn còn sót lại của năm cũ ra khỏi gia đình để đón năm mới với nhiều may mắn hơn.

Đặc biệt với những gia đình làm nông thì nó còn thể hiện niềm mong muốn năm mới mùa màng bội thu, thu hoạch được nhiều thóc lúa. Chính vì vậy nên trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng mọi gia đình đều cúng thêm đĩa muối, đĩa gạo.

Xem thêm: Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì

cúng rằm tháng giêng có cần gạo muối

3. Gạo muối cúng Rằm tháng Giêng xong làm gì?

Ngoài câu hỏi cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối không thì nhiều người cũng thắc mắc không biết gạo muối cúng xong thì làm gì. Theo quan niệm xưa thì muối gạo sau khi cúng Rằm tháng Giêng xong thì người dân thường để lại trong nhà dùng nấu ăn trong bữa cơm hàng ngày hoặc nấu cho vật nuôi trong nhà ăn. Với mong muốn lộc đã được thần Phật, tổ tiên trong gia đình chứng giám sẽ không bị chảy, rơi vãi ra ngoài.

Và người dân thường quan niệm rằng nếu muối gạo cúng đầu năm rắc ra ngoài đường thì cũng giống như gia đình đang ban phát, làm mất đi lộc của gia đình. Vì thế nên đầu năm mọi người sẽ kiêng không rắc gạo muối sau khi cúng xong.

Có một số nơi thì người ta lại lưu trữ lại muối gạo trong suốt 1 năm (trừ khi hỏng, mốc mới bỏ đi) với mong muốn giữ được lộc, may mắn trong nhà. Cũng có một vài địa phương họ giữ lại phần gạo và rác phần muối đã cúng ra khắp mảnh đất mà gia đình đang sinh sống nhằm trừ tà, xua đuổi những điều không may mắn.

Vậy nên mỗi một vùng miền sẽ có một mục đích sử dụng muối gạo sau khi cúng khác nhau. Phong tục của địa phương bạn như thế nào thì hãy cứ thực hiện như vậy. Như thế mới là tốt nhất vì nó sẽ làm cho tâm lý bạn thoải mái, mọi việc trong cuộc sống từ đó sẽ được giải quyết tốt hơn.

Xem thêm: Cúng Rằm tháng Giêng cần vàng mã gì?

Trên đây là những thông tin mà Thăng Long đạo quán muốn giải đáp cho bạn về câu hỏi cúng Rằm tháng Giêng có cần gạo muối không? Gạo muối sau khi cúng xong làm gì? Hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích để thực hiện buổi lễ cúng Rằm tháng Giêng sắp tới thuận lợi. Hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục Phong thủy Việt để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Hoặc để nhận được các thông tin phong thủy mỗi ngày bạn có thể cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động. Khi sử dụng app bạn sẽ không mất bất kỳ chi phí nào để sử dụng các công cụ: lập lá số, tìm số tài khoản, bói số điện thoại, xem ngày giờ tốt cho công việc… Cài và sử dụng ứng dụng hợp với điện thoại cua mình tại:

Đánh giá post
Huỳnh An
Bài viết khác

Ngày Rằm, mùng 1 cúng Thần Tài Thổ Địa thế nào để rước lộc về nhà?

Đa số các gia đình Việt Nam có truyền thống cũng Thần Tài, Thổ Địa vào ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng...

#4 Bài văn khấn cúng cô hồn mùng 2 & 16 ÂL hàng tháng cầu bình an

Việc cúng Cô Hồn vào mùng 2 và 16 hàng tháng giúp các linh hồn lang thang được an ủi, no đủ hơn. Vậy văn...

Cúng Rằm trước ngày 15 có được không? Cúng ngày 14 hay 15 tốt?

Cúng Rằm trước ngày 15 có được không? Đang là băn khoăn của nhiều người khi ngày Rằm đang đến gần mà...

Cúng Rằm cho người mới mất gồm những gì và bài văn cúng ra sao?

Từ xa xưa việc cúng Rằm hàng tháng đã trở thành tục lệ không thể bỏ qua của người Việt. Và việc...

Văn khấn bài cúng ngày rằm tháng 8 Trung Thu năm 2023 đúng cổ truyền

Rằm tháng 8 luôn là dịp lễ quan trọng trong năm. Do đó, đọc bài văn khấn Trung Thu trong dịp này là một...

MỚI: Bài cúng 49 ngày và Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày đầy đủ nhất

Cúng 49 ngày là một hình thức tiễn đưa cà cầu siêu cho linh hồn của người mới mất. Giúp họ an tâm ra...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88