Sắm lễ nhập trạch gồm những gì là đầy đủ để giúp gia chủ may mắn

Các cụ ta đã có câu “An cư mới lạc nghiệp”, có ổn định chỗ ăn ở, sinh hoạt, ổn định tổ ấm, gia đình vợ con, mới có thể toàn tâm toàn ý lo được sự nghiệp và phát triển công việc. Nhà cửa đã xong xuôi, giờ đây bước cuối cùng trong việc hoàn thiện 1 ngôi nhà đó chính là làm lễ nhập trạch.

Để có được một buổi lễ nhập trạch chu toàn, viên mãn thì bạn cần chọn ngày giờ đẹp, mời thầy cao tay. Và đặc biệt là việc sắm lễ nhập trạch. Vậy đồ lễ nhập trạch gồm những gì? Cần lưu ý điều gì khi sắm lễ? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Tầm quan trọng của sắm lễ nhập trạch

Sắm lễ nhập trạch thể hiện tầm quan trọng ở những khía cạnh sau:

  • “Lễ nghi bất túc, thành kính hữu dư” lễ nhỏ lễ to không quan trọng bằng chính lòng thành của gia chủ. Việc chỉnh trang chăm chút cho mâm lễ nhập trạch biểu thị cho lòng thành của gia chủ về ước nguyện hướng đến Phật Thánh, Thổ công, các vị Thần cai quản trên mảnh đất sinh sống. Cũng như lòng biết ơn đến các bậc gia tiên, các vong linh nhà mình.
  • Sắm lễ nhập trạch giúp cho buổi nhập trạch được trang trọng, đẹp đẽ và chu toàn. Biểu thị cho một khởi đầu suôn sẻ, tươm tất và nhiều những may mắn, thịnh vượng.
  • Một mâm lễ cúng tươm tất, đầy đủ sẽ giúp cho tâm lý của gia chủ cũng được thoải mái, bình an và vững tâm hơn. Nó thể hiện được lòng thành của gia đình đến các vị thần linh và mong muốn các vị thần linh có thể phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

Sắm lễ nhập trạch gồm những gì

2. Mâm lễ nhập trạch gồm những gì?

Lễ cúng nhập trạch hay các lễ cúng khác, trước tiên cần đảm bảo được “hương hoa đăng trà quả thực”, “tập trầu nén nhang” sau đó là đảm bảo các vật phẩm bắt buộc theo từng nghi lễ riêng.

Mâm lễ cúng nhập trạch hiện nay thường được chia là mâm lễ cúng thần linh và mâm cúng lễ gia tiên. Tùy theo vùng miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà có số lượng và đồ cúng lễ nhập trạch khác nhau. Tuy nhiên đồ lễ cúng nhập trạch nhà mới cần có những vật cơ bản như sau:

♦ Sớ sách

  • Sớ cung nghinh Phật Thánh
  • Sớ sám tạ Thổ công, các vị tôn thần
  • Sớ sám tạ Gia tiên
  • Sớ điền hoàn long mạch

♦ Vàng mã

  • 1 Bộ mũ áo Thần linh màu đỏ, ngựa đỏ.
  • 5 Bộ mũ áo, ngựa 5 màu (ngũ phương).
  • Tiền giấy, tiền vàng
  • 7 thiếp vàng thỏi
  • 1 bộ Long, Ly, Quy, Phụng
  • 1 Bộ quần áo ông bà tiền chủ

Khi xếp ngựa, xếp 6 bộ ngựa từ trái qua phải theo thứ tự: Trắng, Tím, Đỏ, Đỏ to, Vàng, Xanh kèm giầy xếp dưới chân ngựa. Mũ cánh chuồn cùng quần áo các quan để trên lưng ngựa.

sắm lễ nhập trạch

♦ Lễ mặn

  • Chuẩn bị 2 mâm cỗ: 1 mâm dâng lên thần linh, 1 mâm dùng để cúng gia tiên. Một mâm cỗ gồm các món 1 bộ tam sinh, gà luộc để cả con, xôi, và các món xào, canh khác.
  • Đĩa gạo, muối
  • 3 chén trà
  • 3 chén rượu
  • 3 điếu thuốc

Với gia chủ ăn chay thì cũng có thể cúng mâm cỗ chay với các món như nem chay, giò chay, rau củ xào, xôi… Tùy vào điều kiện của gia đình mà có thể làm những món ăn khác nhau. Tuy nhiên nên chuẩn bị ít nhất là 4 – 5 món ăn.

♦ Lễ ngọt

  • Một mâm ngũ quả ít nhất có 5 loại quả, bầy theo số lẻ lên mâm. Khi mua cần lựa chọn các quả to, tròn, đẹp, không bị dập hay thối nát. Sau đó về rửa sạch và bày biện lên đĩa cho đẹp.
  • Bánh kẹo các loại
  • Hương thẻ
  • Hoa ly, cúc hoặc hồng. Có thể chọn hoa linh hoạt theo mùa.
  • Nến cốc 2 hoặc 4 cốc
  • Trầu cau
  • Nước ngọt các loại.

Ngoài ra cần chuẩn bị hàn the, ngũ vị nước vang và nước sạch cần chuẩn bị đầy đủ theo sắp xếp của các Thầy chủ sự.

3. Kết luận

“Nhất tâm tưởng, vạn tâm cầu” là đạo lý đẹp trong mọi nghi lễ của dân tộc ta. Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong đời sống dương trạch của mỗi gia đình Việt khi tổ chức về nhà mới. Đây là một tục lệ đẹp mang ý nghĩa sâu sắc về lòng thành kính với các vị Thần cai quản trên mảnh đất sinh sống, cũng như thể hiện lòng biết ơn với các bậc gia tiên.

Đồng thời cúng nhập trạch gia chủ còn mong muốn khi chuyển đến nơi ở mới mọi việc được may mắn, thuận lợi. Mọi thành viên trong gia đình sống hòa thuận, vui vẻ với nhau dưới 1 mái nhà.

Hy vọng với những thông tin bên trên đã giúp bạn có thể sắm lễ nhập trạch đầy đủ, trọn vẹn. Hãy thường xuyên theo dõi Thăng Long đạo quán để có thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé. Chúc bạn và gia đình đạt được nhiều thành công, làm ăn tấn tới, phát tài phát lộc khi chuyển đến nơi ở mới.

Thăng Long đạo quán cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại, với mong muốn cung cấp cho người đọc các thông tin bổ ích về phong thủy như: xem phong thủy bát trạch, luận giải lá số tử vi, bát tự, xem số tài khoản hợp mệnh, cách hóa giải các hung hại, lựa chọn vật phẩm phong thủy giúp cho cuộc sống, công việc đi lên… Các bạn có thể tải app Thăng Long đạo quán phù hợp với điện thoại của mình tại:

Đánh giá post
Huỳnh An
Bài viết khác

Cung Tuyệt Mệnh là gì và cách hoá giải Tuyệt Mệnh trong phong thuỷ, hôn nhân

Cung Tuyệt Mệnh là gì? Tuyệt Mệnh hay còn gọi là Tuyệt Mạng, là một trong 4 cung xấu trong phong thuỷ và...

Cặp đèn cầy bái quan là gì? Công dụng và Ý nghĩa của nến bái quan

Cặp đèn cầy bái quan là gì mà nhiều người thường rỉ tai nhau về công dụng thần thánh của nó như vậy....

Tứ linh là gì? Ý nghĩa về tứ linh trong phong thủy

Tứ linh được xem như là một giá trị tinh thần đặc biệt trong đời sống tâm linh Việt Nam. Đó là 4 linh...

Ngày Con Nước là gì? Cách tính ngày Con Nước năm 2023

Đối với người làm nghề thuyền chài, đánh bắt quanh năm gắn bó với sông nước thì “ngày Con Nước”...

Tuổi Ất Sửu đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa hướng nào để đón tài lộc

Tuổi Ất Sửu đặt bàn thờ Thần Tài hướng nào? Nếu gia chủ Ất Sửu 1985 chưa biết nên đặt bàn thờ...

Các cách xác định hướng đặt bàn thờ Thần tài hợp mệnh, hút tài lộc

Bàn thờ Thần tài là một trong những thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là các gia đình...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88