Tam thất – cây thuốc quý quen thuộc trong Đông Y

Tam thất từ lâu đã được biết đến là thảo dược quý, mang đến tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên đặc điểm, công dụng và cách dùng như thế nào để mang lại hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn các thông tin chi tiết về cây Tam thất.

1. Đặc điểm mô tả của cây Tam Thất

Cây tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng từ 3–4 lá một, cuống dài 3–6cm, mỗi cuống lá có từ 3–7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt. Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng. Mùa hoa vào tháng 5–7, mùa quả từ tháng 8–10.

Tam thất là cây thảo đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát, mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của tam thất vẫn tồn tại.

2. Bộ phận thường được sử dụng

Tam thất thường được sử dụng rễ, thu hái từ trước khi ra hoa. Sau khi thu về thì rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

Hoa Tam Thất cũng được sử dụng nhiều trong pha chế đồ uống…

3. Thành phần hóa học của cây 

Tam thất bắc chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42–12%), thuộc kiểu protopanaxadiol.

Nhiều ginsenoside như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucose ginsenoside được phân lập từ toàn cây tam thất.

Tam thất có tinh dầu ở rễ (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharide (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ.

4. Tính vị, công năng

Tam thất có vị ngọt đắng, tính ôn giúp chỉ huyết, tiêu thũng, tán ứ, bồi bổ cơ thể.

5. Tác dụng của cây Tam Thất

Rễ củ Tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú, chẳng hạn như:

  • Tác dụng tăng lực (được thử nghiệm trên động vật như chuột, ếch)
  • Giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương
  • Điều hòa miễn dịch, kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ
  • Kích thích tâm thần, chống trầm uất
  • Có tác dụng tiêu máu tốt trong điều trị nhãn khoa
  • Tăng lưu lượng máu động mạch vành
  • Panacrin có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư

Trong y học cổ truyền, củ Tam Thất bắc có vị đắng, ngọt, tính ấm, quy vào các kinh can, thận và có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Tác dụng của Tam thất còn dùng để chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh sau khi sinh, huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng kiết lỵ ra máu, đi tiểu ra máu. Hơn nữa, cây tam thất có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, chữa sưng tấy, thiếu máu người mệt mỏi, hoa mắt, ít ngủ, vết thương chảy máu.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, cây Tam thất là thuốc bổ và làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể.

Cây Tam Thất là cây thuốc quý có nhiều tác dụng trong Y học. Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu nhiều hơn về các cây thuốc quý nhé!

 

 

 

Đánh giá post
Huỳnh An
Tag:
Bài viết khác

Cây bình vôi – vị thuốc nam quý quen thuộc

Trong y học cổ truyền, nhắc đến công dụng trị mất ngủ, chắc hẳn ai cũng biết đến cây bình vôi. Bên...

Cây ráy gai – cây thuốc nam chữa bệnh 

Ráy Gai hay còn gọi là chóc gai, tên khoa học là Lasia Spinosa Thwaiters, thuộc họ Ráy (Araceae). Là cây thảo có...

Mật gấu – Cây thuốc nam quý chữa nhiều bệnh

Mật gấu là loại dược liệu dùng trong các bài thuốc chữa xương khớp, đái tháo đường, đau bụng và...

Bật mí những tác dụng bất ngờ của hà thủ ô trong Y học

Từ xa xưa, đông y đã dùng hà thủ ô để chữa các bệnh như thiếu máu, tóc bạc sớm, rụng tóc… Khi y...

Ba Kích – vị thuốc nam quý trị nhiều bệnh

Ba kích được biết đến là loại thuốc quý hỗ trợ điều trị các bệnh suy thận, yếu sinh lý, liệt...

Hoàng liên chân gà – Dược liệu quý với nhiều tác dụng

Hoàng liên chân gà từ lâu đã được Đông y sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Hoàng liên hay còn...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
0878.52.66.88